Cùng chúng tôi tìm hiểu tụ điện là gì? Nguyên lý làm việc của tụ điện, ứng dụng - cách kiểm tra tụ điện và hướng dẫn cách đo tụ điện bằng đồng hộ vạn năng.
Bạn muốn tìm hiểu:
Bài viết Tụ điện là gì? Ứng dụng và nguyên lý làm việc của tụ điện bếp từ mà Thuviencongnghe.org chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về linh kiện quan trọng này của bếp từ.
|
Dựa vào chất liệu của dung môi mà người ta phân loại ra các loại tụ điện như tụ giấy, tụ gốm, tụ hóa. Đây cũng là 3 loại tụ điện được chế tạo và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó:
Cách đọc tụ điện như thế nào? Để đọc đúng trị số và ý nghĩa của tụ điện không hề đơn giản. Nếu bạn chưa biết cách đọc tụ điện chính xác, hãy đọc tụ điện theo hướng dẫn sau đây:
Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V
Vì tụ hóa có các trị số được ký hiệu trên thân tụ điện. Vì thế nên cách đọc tụ hóa rất đơn giản, chỉ cần xem giá trị và đọc trực tiếp giá trị có trên tụ.
Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu, cách đọc tụ gốm và tụ giấy khó hơn đọc tụ hóa. Tuy nhiên, bạn chỉ cần áp dụng công thức đọc tụ điện như sau:
Lấy hai chữ số đầu nhân với 10. Chẳng hạn ký hiệu trị số trên tụ là 474K trong đó:
Tất cả các tụ điện đều có các ký hiệu thể hiện giá trị điện áp cùng với giá trị điện dung. Các ký hiệu này để người dùng có thể nhận biết được giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, nếu điện áp quá tải sẽ khiến tụ bị nổ.
Vì vậy, để tránh các sự cố quá tải làm nổ điện áp, người ta thường tiến hành lắp tụ vào mạch điện có điện áp là U, lắp tụ điện có giá trị điện áp cao nhất gấp khoảng 1,4 lần. Để không bị nổ tụ điện thường xuyên. Chẳng hạn mạch điện 12V phải lắp tụ 16V hoặc mạch điện 24V phải lắp tụ điện 35V…
Công thức của tụ điện được tính theo cách mắc và lắp tụ điện. Thông thường, có 2 cách mắc tụ điện là cách mắc nối tiếp và cách mắc song song.
Khi mắc nối tiếp các tụ điện ( chỉ mắc các tụ hoá) ta cần chú ý lắp trái chiều của các tụ hóa:
Như chúng tôi đã đề cập ở thư mục tụ điện là gì? Tụ điện là linh kiện thụ động, nó không có khả năng tạo ra năng lượng điện. Nhưng nó có thể lưu trữ năng lượng từ một nguồn năng lượng như pin hoặc một tụ điện tích điện khác.
Hầu hết các tụ điện đều được nối với ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại hoặc các bề mặt được cách nhau bằng một môi trường điện môi. Một dây dẫn có thể là một lá mỏng, màng mỏng, hạt nung kết kim loại, hoặc chất điện phân. Chất điện môi không dẫn điện làm tăng khả năng tích điện của tụ điện.
Khi một tụ điện được gắn trên pin, một điện trường được phát triển nhờ điện môi, sinh ra điện tích dương và điện tích âm âm tích tụ trên mặt, một mặt âm và một mặt dương.
Điện dung được định nghĩa là tỷ số của điện tích trên mỗi dây, dẫn đến sự khác biệt giữa chúng. Đơn vị của điện dung trong si (SI) là farad (F), được xác định là một trong culông mỗi volt (1 C / V). Giá trị điện dung của tụ điển hình để sử dụng trong thiết bị điện tử nói chung dao động từ khoảng 1 picofarad (pF) (10 -12 F) xuống còn khoảng 1 millifarad (MF) (10 -3 F).
Điện dung của tụ điện tỷ lệ với diện tích bề mặt của các tấm (dây dẫn) và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Trong thực tế, chất điện môi giữa hai bề mặt dẫn điện sẽ làm rò rỉ một lượng nhỏ dòng điện nhưng rò rỉ rất ít, không đáng kể..
Tụ điện được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử để ngăn chặn dòng điện trực tiếp khi dòng điện xoay chiều đi qua.
| Xem ngay: Cảm ứng điện từ là gì?
Trong quá trình mắc và sử dụng tụ điện trong các mạch nguồn, tụ giấy và tụ gốm thường hỏng như bị chập, rò rỉ thậm chỉ nổ tụ điện. Để có thể nhanh chóng phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập bạn có thể nhìn vào hình minh họa sau:
Cách đo tụ điện thường sử dụng đồng hồ vạn năng. Đối với tụ gốm, có ba tụ C1, C2 và C3 có điện dung bằng nhau, trong đó C1 là tụ điện vẫn đang hoạt động tốt, C2 là tụ bị rò rỉ và C3 là tụ bị chập.
Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng đối với tụ gốm và tụ giấy mà bạn cần lưu ý là phải để đồng hồ vạn năng ở thang x1KΩ hoặc x10KΩ. Sau khi đó các tụ vài lần, hãy xoay kim đồng hồ để kim hoạt động tốt và chính xác hơn.
So với tụ gốm và tụ giấy thì tụ hóa có phần bền bỉ hơn, loại tụ điện này rất ít khi bị dò hay bị chập. Tuy nhiên, tụ hóa rất hay gặp trường hợp hỏng ở dạng bị khô (khô hoá chất bên trong lớp điện môi). Khi lớp điện môi kém dẫn đến việc điện dung của tụ bị giảm đáng kể.
Nếu muốn kiểm tra tụ hóa bằng đồng hồ vạn năng. Giới chuyên môn thường thường so sánh độ phóng nạp của tụ đang nghi ngờ bị hỏng với một tụ hóa đang hoạt động tốt có cùng điện dung.
Đến đây, bạn đã biết tụ điện là gì, nguyên lý làm việc của tụ điện, công dụng, các chức năng của tụ điện chưa? Tụ điện là một linh kiện không thể thiếu được trong mỗi thiết bị điện tử, thiết bị điện cũng như mỗi sản phẩm bếp từ. Với bài viết chia sẻ này, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về tụ điện cũng như cung cấp đến bạn một tài liệu hay về một linh kiện quan trọng bên trong bếp từ.
Tụ điện trong bếp từ
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập